Thiết kế website bởi DPS Media

  • 0

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Thứ Sáu, 26 Tháng Bảy, 2024
  • 0

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • 0

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Home » HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN TẠI QUẢNG NAM – QUẢNG NGÃI

HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN TẠI QUẢNG NAM – QUẢNG NGÃI

0 bình luận

NHÀ VĂN HÓA PHỤ NỮ TP. HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN TẠI QUẢNG NAM – QUẢNG NGÃI

Từ ngày 16/5 đến ngày 18/5/2024, Chi bộ Nhà Văn hóa Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh đã có chuyến hành trình về nguồn đầy ý nghĩa Thăm đất Quảng anh hùng”, về với vùng đất là “chiếc nôi” cách mạng của các tỉnh khu vực miền Trung.

Đầu tiên, đoàn đến Quảng Nam thăm di tích Tượng đài Mẹ ThứKhông gian trưng bày hình ảnh và hiện vật về Mẹ Việt Nam anh hùng. “địa chỉ đỏ” thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan, tưởng nhớ công ơn hy sinh của các Mẹ Việt Nam anh hùng cho độc lập, tự do.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Tượng Đài

Đoàn tham quan Không gian trưng bày

Đoàn nghe thuyết minh

Chụp ảnh lưu niệm tại Không gian trưng bày

Rời đất Quảng Nam, đoàn đến địa phận tình Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn – nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của ông cha và quân dân vùng đất biển anh hùng.

Đoàn đến tham quan Nhà trưng bày Hải Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại đảo Lý Sơn – đảo tiền tiêu của Tổ quốc, là nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật được sưu tầm, phục dựng gắn với đội hùng binh Hoàng Sa cách đây hơn 400 năm, nơi nhắc nhớ mỗi người về chủ quyền đất nước và niềm tự hào dân tộc.

Tại tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Đoàn nghe thuyết minh về chiến công hào hùng của Đội Hoàng Sa Bắc Hải

Đoàn nghe thuyết minh về chiến công hào hùng của Đội Hoàng Sa Bắc Hải

Chụp ảnh trước Nhà trưng bày

Hành trình tiếp theo, đoàn tham quan Cột cờ Tổ quốc được xây trên đỉnh núi Thới Lới có chiều cao 20m, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa, khẳng định cột mốc chủ quyền đất nước Việt Nam.

Cột cờ Tổ quốc trên đảo Lý Sơn

Rời đảo Lý Sơn, đoàn về Khu chứng tích Sơn Mỹ hay còn được gọi là Khu chứng tích Mỹ Lai, thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi – nơi đã đem đến cho chúng tôi sự xúc động sâu sắc nhất. Có nhiều hiện thực đã xảy ra mà khi chúng tôi được đến quan sát thì mới chợt nhận ra rằng, dân tộc ta đã trải qua quá nhiều mất mát, đau thương mà không một bút mực hay sách vở nào có thể lột tả được hết hoàn toàn.

Giây phút lắng đọng khi được tái hiện về cuộc thảm sát 504 người dân vô tội vào sáng ngày 16/3/1968 tại làng Sơn Mỹ

Giây phút lắng đọng khi được nghe kể trực tiếp về cuộc thảm sát nhân dân ta vào sáng ngày 16/3/1968 tại làng Sơn Mỹ

Những giọt nước mắt chực rơi vì quá đỗi xúc động trước nỗi đau và sự mất mát đến tột cùng của những người dân vô tội.

Những giọt nước mắt chực rơi vì quá đỗi xúc động trước nỗi đau và sự mất mát đến tột cùng của những người dân vô tội.

Những giọt nước mắt chực rơi vì quá đỗi xúc động trước nỗi đau và sự mất mát đến tột cùng của những người dân vô tội.

Ôn lại lịch sử để thấy sự tàn khốc của chiến tranh không gì có thể so sánh được…Từ đó, càng thấy yêu quý giá trị của hòa bình và tự do. Người dân Sơn Mỹ từ sau chiến tranh đã kiên cường đứng lên tái thiết cuộc sống mới sau những năm tháng đau thương…

Chụp ảnh lưu niệm trước Khu di tích

Chụp ảnh lưu niệm trước Khu di tích

Điểm đến tiếp theo của Đoàn là Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – Di tích lịch sử –Văn hoá Quốc gia tại huyện Mộ Đức.

Nơi đây đang bảo tồn, lưu giữ hơn 1.529 tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. người con ưu tú của quê hương núi Ấn – sông Trà để các thế hệ hôm nay và mai sau tìm hiểu, học tập và noi gương.

Đoàn lắng nghe về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng và hoạt động chính trị của Cố Thủ tướng.

Đoàn lắng nghe về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng và hoạt động chính trị của Cố Thủ tướng.

Đoàn lắng nghe về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng và hoạt động chính trị của Cố Thủ tướng.

Chụp ảnh lưu niệm trước nhà Bác Đồng ngày xưa

Chụp ảnh lưu niệm trước Khu Di tích

Rời huyện Mộ Đức, chúng tôi đến thăm Khu di tích Huyện Đường Đức Phổ di tích lịch sử – văn hóa quốc gia nằm trong khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân huyện. Tại đây, vào rạng sáng ngày 8/10/1930, đoàn biểu tình gồm hơn 5.000 quần chúng dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã xông vào đốt công văn, hồ sơ, thu giữ ấn tín, giải phóng tù nhân trong trại giam, treo cờ, rải truyền đơn… làm chủ huyện đường, tạo nên một sự kiện lịch sử có tiếng vang lớn trong cả tỉnh và cả nước.

Chụp ảnh lưu niệm trước Huyện Đường Đức Phổ

Cũng trên địa phận huyện Đức Phổ, đoàn đã đến Khu di tích Đặng Thùy Trâm bao gồm Bệnh xá và Khu trưng bày giới thiệu những hiện vật, hình ảnh liên quan đến Anh hùng, Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói riêng và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) nói chung.

Chụp ảnh lưu niệm trước tượng đài Anh hùng, Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nghe thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của người nữ bác sĩ kiên trung.

Nghe thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của người nữ bác sĩ kiên trung.

Nghe thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của người nữ bác sĩ kiên trung.

Điểm đến cuối của hành trình là Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh – di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, 1 trong 3 nền văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, không chỉ có giá trị của riêng Việt Nam mà còn tiêu biểu cho cả khu vực Đông Nam Á, có giá trị quốc tế. Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh tại thị xã Đức Phổ hiện trưng bày 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị, là địa điểm tham quan, tìm hiểu thú vị về nền văn minh tồn tại 2.000 – 3.000 năm trước.

Tìm hiểu về văn hóa Sa Huỳnh cách đây 2000-3000 năm

Tìm hiểu về văn hóa Sa Huỳnh cách đây 2000-3000 năm

Tìm hiểu về văn hóa Sa Huỳnh cách đây 2000-3000 năm

Kết thúc chuyến đi về nguồn đầy ý nghĩa với nhiều cảm xúc lắng đọng trong lòng mỗi người và càng tự hào hơn với truyền thống yêu nước, anh hùng của người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Qua đó, đã hun đúc thêm tinh thần cách mạng, ý chí kiên cường, khát vọng tự do, độc lập của các thế hệ mai sau cũng như càng biết trân quý và tiếp nối, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha đã để lại….

Đăng ký nhận tin & hình ảnh, khoá học mới nhất từ Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.Hồ Chí Minh. Nhận tin ngay từ chúng tôi

NHÀ VĂN HÓA PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ sở 1 :

Địa chỉ: 188-192-194 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 39316447

Fax: 028 39316163

 

Cơ sở 2 :

Địa chỉ: 02 Nguyễn Đổng Chi, Phường Tân Phú, Quận 7,

Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 54110638 – 54110630 (bấm số nội bộ 101 hoặc 102)

Mã số thuế: 0304988247

Người ĐDPL: Phan Thị Bích Hường

Ngày thành lập: theo Quyết định số: 09/QĐ-TH ngày 10/02/1981 của Ban Thường vụ Hội LHPN Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh

SỐ QĐ thành lập: 63/QĐ – UB ngày 26 tháng 4 năm 1988 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

truy cập nhanh