Thiết kế website bởi DPS Media

  • 0

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024
  • 0

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • 0

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Home » 5 Lợi Ích Khi Dạy Bé Vẽ Tranh Và Chủ Đề Vẽ Tranh Cho Bé

5 Lợi Ích Khi Dạy Bé Vẽ Tranh Và Chủ Đề Vẽ Tranh Cho Bé

Đã đăng: Lần cuối cập nhật 0 bình luận
5 Lợi Ích Khi Dạy Bé Vẽ Tranh Và Chủ Đề Vẽ Tranh Cho Bé

Dạy bé vẽ tranh không chỉ đơn thuần giúp bé tăng trí tưởng tượng phong phú, phát huy sở thích mà còn là môn nghệ thuật giúp các em thông minh hơn. Vậy cụ thể lợi ích của việc dạy các em bé vẽ tranh là gì? Ba mẹ nên chọn chủ đề đơn giản gì cho bé và nên hướng dẫn bé vẽ tranh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao nên dạy bé vẽ tranh?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc vẽ tranh có thể giúp cho trẻ em thể hiện trực tiếp trên những bức tranh những trải nghiệm đầu tiên trong đời sống. Vẽ tranh còn giúp kích thích hoạt động của não trái và não phải của cũng như giúp bé phát triển tư duy, ý tưởng về tự nhiên, thế giới dưới góc nhìn riêng của bé tốt hơn. Và dưới đây là 5 lý do hàng đầu nên dạy bé vẽ tranh:

Tăng khả năng ghi nhớ

Vẽ tranh giúp bé rèn luyện thị giác và kỹ năng quan quan sát thế giới xung quanh. Bởi khi vẽ, bé phải tìm hiểu về sự việc, sự vật, bằng cách quan sát, ghi nhớ thông tin. Từ đó thể hiện lại thông tin đó qua góc nhìn của mình qua các nét vẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ rất hiệu quả.

Một vài ví dụ cụ thể ở người lớn để giúp chúng ta hiểu hơn về khả năng ghi nhớ, đó là hầu hết chúng ta sẽ ghi nhớ tốt hơn với một nội dung được thể hiện bằng hình ảnh, hình vẽ, biểu đồ,… Với trẻ em cũng tương tự như vậy, khi các ý tưởng được thể hiện bằng hội họa sẽ giúp bé in sâu những hình ảnh đó lâu hơn.

Vẽ trang giúp bé tăng khả năng ghi nhớ
Vẽ trang giúp bé tăng khả năng ghi nhớ

Nâng cao kỹ năng quan sát

Việc quan sát bất kỳ một đồ vật nào đó nhiều lần sẽ giúp trẻ ghi nhớ về đồ vật đó để bé thể hiện hình dạng đồ vật và vẽ như thế nào. Ngoài ra, trong quá trình quan sát, bé sẽ biết cách so sánh các đặc điểm của những đồ vật với nhau như về hình dáng, kích thước, màu sắc,…tốt hơn.

Bày tỏ cảm xúc dễ dàng

Vẽ tranh được xem là một cách bày tỏ cảm xúc với thế giới xung quanh của bé, đồng thời cũng là cách để kết nối cảm xúc bên trong và học cách thổ lộ ra bên ngoài.

Cho bé học vẽ nghĩa là ba mẹ đã định hướng cho con mình cơ hội được trang bị kỹ năng cần thiết ngay từ lúc nhỏ về cách bày tỏ cảm xúc thông qua các tranh mà tự bé vẽ lên dù chỉ là các nét vẽ nguệch ngoạc. Đây sẽ được xem là nhật ký mà bé ghi lại qua hình ảnh và giúp bé thể hiện được những gì bé đang cảm nhận được từ những thứ xung quanh.

Phát triển khả năng tưởng tượng

Theo tâm lý học, trẻ từ 5 tuổi trở lên được xem là độ tuổi thích hợp cho sự phát triển trí tưởng tượng. Và khả năng tưởng tượng đó được thể hiện qua cách bé nhìn nhận thế giới như thế nào và thể hiện thông qua nét vẽ.

Tuy những hình ảnh bé thể hiện chưa được xuất sắc nhưng ba mẹ hãy lắng nghe bé giải thích và trò chuyện cùng con trẻ. Điều này không chỉ khích lệ mà còn giúp bé phát triển tiềm năng sẵn có của bản thân, đồng thời kích thích trí tưởng tượng vô cùng phong phú từ qua lăng kính của bé.

Khả năng tưởng tượng đó được thể hiện qua cách bé nhìn nhận thế giới như thế nào và thể hiện thông qua nét vẽ
Khả năng tưởng tượng đó được thể hiện qua cách bé nhìn nhận thế giới như thế nào và thể hiện thông qua nét vẽ

Rèn luyện cho bé nhiều kỹ năng khi vẽ tranh

Hoạt động vẽ tranh nói riêng và các hoạt động tạo hình nói chung như làm đồ chơi thủ công, gấp giấy, nặn đất sét, tô tượng,…đều là những cách giúp trẻ vừa chơi vừa rèn luyện và thể hiện trí thông minh của mình.

Ngoài ra, khi tập trung để có thể vẽ được các đường nét hay tạo nếp gấp tỉ mỉ của một vật nào đó sẽ giúp bé rèn được nhiều kỹ năng như tính kiên nhẫn, sáng tạo, tư duy, sự tập trung khi thực hiện một việc nào đó.

Nên dạy bé vẽ tranh gì?

Mỗi bức tranh sẽ mang một màu sắc riêng tùy theo chủ đề. Do đó, khi hướng dẫn dạy cho bé vẽ tranh, ba mẹ nên chọn nhiều chủ đề đơn giản khác nhau khác nhau dựa vào những thứ xung quanh các em như:

  • Các chủ đề gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của bé: Động vật, hoa lá, ngôi nhà, ông mặt trời, đồ chơi, cây cối,…
  • Những bức tranh vẽ về người thân trong gia đình ví dụ như anh chị, em bé, ba mẹ, ông bà nội/ ngoại,…
  • Tranh vẽ chủ đề về trường học: Lớp học, bạn bè trong lớp, cô giáo, sân trường, bàn ghế, đồ chơi ở lớp, sách vở,…
  • Chủ đề về các hình dạng không gian: Hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông,…
Hướng dẫn vẽ tranh đơn giản cho bé
Hướng dẫn vẽ tranh đơn giản cho bé

Dạy bé vẽ tranh như thế nào?

Khi đã chọn được chủ đề đơn giản, vậy ba mẹ nên hướng dẫn cho bé vẽ tranh như thế nào?

Ban đầu hãy để cho bé tự sáng tạo những nét vẽ của bé trên giấy hoặc bảng tùy theo sở thích để bé làm quen với vở và bảng, cây viết hay phấn và các loại bút màu.

Sau đó, ba mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện và quan sát bé khi bé vẽ. Ba mẹ có thể hỏi về những ý tưởng bé muốn thể hiện là gì, sau đó hướng nội dung để bé thể hiện tốt hơn.

Tiếp theo, nếu bé gặp khó khăn, ba mẹ hãy cầm tay bé vẽ theo nét nhất định và không quên mô tả cho bé biết hình dáng đồ sẽ vẽ và hướng dẫn từng nét.

Khi bé đã quen thuộc với hình dạng, nét vẽ đã tròn hơn thì ba mẹ hãy đưa ra bài tập nhỏ như vẽ mô phỏng lại hay tô màu cho phù hợp để bé rèn luyện, ghi nhớ hình ảnh tốt nhất. Ba mẹ hãy để cho bé tự lựa chọn màu sắc và vị trí tô để bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

 Ba mẹ hãy để cho bé tự lựa chọn màu sắc và vị trí tô để bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo
Ba mẹ hãy để cho bé tự lựa chọn màu sắc và vị trí tô để bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Lời kết

Có rất nhiều phụ huynh quan niệm rằng, muốn vẽ được tranh thì cần phải có năng khiếu, phải vẽ đẹp. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Chỉ cần có niềm yêu thích đối với việc vẽ tranh, ba mẹ đã có thể cân nhắc về việc cho con tham gia các lớp “Vẽ tranh thiếu nhi” tại Nhà Văn hóa Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh.

Đến với các lớp học tại đây, bé không chỉ có được kiến thức về hội hoạ mà còn mang về nhiều kỹ năng bổ ích cho sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Liên hệ với Nhà Văn hóa Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn và đăng ký cho các bé ngay ba mẹ nhé!

Đăng ký nhận tin & hình ảnh, khoá học mới nhất từ Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.Hồ Chí Minh. Nhận tin ngay từ chúng tôi

NHÀ VĂN HÓA PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ sở 1 :

Địa chỉ: 188-192-194 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 39316447

Fax: 028 39316163

 

Cơ sở 2 :

Địa chỉ: 02 Nguyễn Đổng Chi, Phường Tân Phú, Quận 7,

Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 54110638 – 54110630 (bấm số nội bộ 101 hoặc 102)

Mã số thuế: 0304988247

Người ĐDPL: Phan Thị Bích Hường

Ngày thành lập: theo Quyết định số: 09/QĐ-TH ngày 10/02/1981 của Ban Thường vụ Hội LHPN Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh

SỐ QĐ thành lập: 63/QĐ – UB ngày 26 tháng 4 năm 1988 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

truy cập nhanh

Hướng dẫn đăng ký khóa học

 

Chính sách bảo hành

 

Chính sách thanh toán

 

Chính sách bảo mật thông tin

 

Chính sách đổi/hủy hoàn trả